» Tư vấn » LÀM KHUÔN IN LỤA
  1. In lụa là gì: là kỹ thuật in hình ảnh lên các sản phẩm bằng một loại khuôn in được làm bằng tơ lụa; hoặc cũng có thể mở rộng hơn, dùng bông, lưới kim loại, vải sợi hóa học…để làm khuôn thì gọi là in lưới. In lụa được áp dụng rộng rãi trên nhiều loại chất liệu: vải, nilon, giấy, gỗ, kim loại, thủy tinh, gạch men…và nhiều hơn thế nữa.
  2. In lụa có những loại nào: có 3 cách để phân loại in lụa
  • Theo phương pháp in:
  • In trực tiếp: bề mặt chất liệu in chỉ là màu trắng, hoặc màu nhạt, in trực tiếp nhưng không để màu in bị ảnh hưởng bởi màu nền.
  • In phá gắn: màu mực cần in gắn chồng lên và phá được màu nền của vật liệu.
  • In dự phòng: in trên nền màu nhưng không phá gắn được.
  • Theo hình dáng của khuôn in:
  • Khuôn lưới phẳng.
  • Khuôn lưới tròn.
  • Theo cách sử dụng khuôn:
  • Sử dụng bàn in thủ công.
  • Sử dụng bàn in có một số thao tác cơ khí hóa.
  • Sử dụng in tự động.
  1. Các công đoạn chính:
  • Làm khuôn: dùng gỗ hoặc kim loại làm khuôn, căng một tấm lưới lên trên, hình ảnh được tạo ra nhờ mực chảy qua các lỗ trống trong quá trình in. Trước đây, người ta thường vẽ lên một lớp nến trắng, dầu bóng hoặc đất sét để chuyển trực tiếp hình ảnh lên khuôn. Sau đó, cải tiến thành vẽ trên giấy. Nhưng ngày nay, phương pháp cảm quang thường được sử dụng nhiều hơn.
  • Vẽ lên nến trắng: làm nóng chảy nến, nhúng tấm lưới đã được khắc hoa văn vào rồi để nguội.
  • Vẽ trên đất sét: dùng tấm lưới đã được đục lỗ, khắc hoa văn nhúng vào hồ đất sét rồi làm khô.
  • Vẽ trên dầu bóng: quét dầu bóng lên tấm lưới, vẽ hoa văn bằng bút lông rồi phơi khô.
  • Vẽ trên giấy: úp mặt giấy nến đã được khắc sẵn bằng dao lên trên tấm lưới, rồi làm chảy nến bằng bàn ủi, sau đó để nguội.
  • Cảm quang, phương pháp được nâng cấp và cải tiến nhờ vào khả năng sao chép nguyên mẫu một cách chân thực.

Bài viết liên quan