» Tư vấn » MÀU HẤP THỤ LÀ GÌ?
Trong in ấn, khu ta dùng mực có màu để tạo ra các phần tử in rồi chiếu lên trên nó với các nguồn sáng quang phổ màu sắc khác nhau (ví dụ như màu trắng là loại có vùng quang phổ nhiều nhất), thì mực này sẽ hoàn toàn hấp thụ một vài vùng quang phổ và sau đó tạp ra đặng trưng riêng cho màu sắc mực in.

Ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn: bạn có một logo muốn in lên giấy trắng, rồi khi đem ra ngoài trời, ánh sáng tự nhiên của mặt trời chiếu lên logo. Mắt người nhìn được 7 cùng quang phổ của ánh sáng mặt trời là tím, lam, chàm, lục, vàng, cam, đỏ. 7 vùng này khi chiếu lên logo, thì màu xanh mực chỉ phản xạ ra đúng quang phổ màu xanh lên mắt chúng ta, còn các vùng khác thì sẽ hoàn toàn hấp thụ. Vì vậy nên chúng ta mới thấy logo có màu xanh.

Phối màu phát xạ và hấp thụ là hai cách phối cơ bản:

  • Phối màu phát xạ: vật thể phát ra màu do sự kết hợp và thay đổi tỉ lệ 3 màu: lam, lục, đỏ, dùng nguồn chiếu sáng phía bên ngoài của vật thể.
  • Phối màu hấp thụ: hay còn được gọi là phối màu trừ, nó lý giải được nguyên lý tạo đa dạng màu sắc nhờ vào sự pha trộn chất màu, mực in, thuốc nhuộm, sơn…màu sắc được tạo ra nhờ phản xạ một vài vùng quang phổ và hấp thụ hết các vùng quang phổ còn lại. Dùng nguồn chiếu sáng từ chính bản thân vật thể.

Các ứng dụng trong in ấn:

  • Với nền in sản phẩm là màu trắng: dùng phối màu không gian CYMK.
  • Với nền màu đen: trộn đỏ, lục lam để tạo ra các màu sắc khác nhau trong không gian RGB.
  • Với các nền màu khác thì có thể trộn tạo ra nhiều màu bằng những gốc màu khác.

Bài viết liên quan