» Tư vấn » NHỮNG HIỆU ỨNG ĐỘC ĐÁO KHI SỬ DỤNG MỰC IN NƯỚC
Những hiệu ứng độc đáo khi sử dụng mực in nước

Mực nước và mực dầu là 2 loại mực in lụa trên vải. Trong khi mực nước có giá rẻ hơn, không có mùi hôi và nhanh khô. Thì mực in gốc dầu có mùi hôi của dầu mỏ và phải sấy mới khô được.

Trước đây, yêu cầu người ta phải sử dụng mực in gốc dầu nếu muốn có độ bám, lên màu tốt hơn và nhất là có thể tạo ra được nhiều hiệu ứng khi in trên vải. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đồng bộ của công nghệ hiện đại và mực in nước cũng có những bước tiến đáng kể. Đáng kể nhất là có thể tạo ra một số các hiệu ứng độc đáo mà chưa phải ai làm trong ngành in cũng biết. Một số hiệu ứng trên vải với mực nước:

nhung-hieu-ung-doc-dao-khi-su-dung-muc-in-nuoc-1

1/ Hiệu ứng in cao bản (High 3D)
Mực in có thể in dày lên thì rất tuyệt
Có độ bám dính tốt, đứng chân
Có thể in trực tiếp màu trắng hay pha màu vào trong
Mực in sau khi khá mềm dẻo, độ co giãn cực tốt; cực kỳ thoải mái cho người mặc.
Khi in, có thể in nguyên bản hoặc in pha pigment hoặc pha trắng với clear và pigment.
Sau khi in, có thể không cần sấy cũng được.
Yêu cầu phải là người chuyên nghiệp thì in mực mới có độ mềm mịn thật vừa ý.

2/ Hiệu ứng nứt hình (Crack Base)
Nghĩa là khi in hình bằng mực nước và sau đó không cần sấy thì mực sẽ nứt một cách tự nhiên.
Cần lót nền trắng trước khi in mực
Khi in có thể pha nhiều màu mực.
In mực càng dày, hình nứt càng đẹp.
Để khô tự nhiên, không sấy thì thấy vết nứt càng đẹp tự nhiên.
Mực bền; tránh ánh sáng mặt trời khi bảo quản.
Hiệu ứng tốt đối với các loại vải cotton, polyester,…

3/ Hiệu ứng phồng xốp (Foaming)
Khi sấy thì mực sẽ phồng xốp lên.
Có thể pha mực với dẻo, bóng, mực pigment để đạt được những hiệu ứng như ý muốn.
Độ bám dính tốt trên các loại vải sau: cotton, polyester, TC.
Nếu ép thì mực sẽ xốp đều, nếu sấy thì mực sẽ phồng tự nhiên.

4/ Hiệu ứng siêu mềm bóng bề mặt (Silicon Base)
Màu trắng dẻo
Khi dùng mực in có thể pha pigment.
Khả năng bám màu tốt khi dùng các chất liệu cotton, polyester, TC.
Bề mặt sau khi in: bóng, dẻo như silicon. Khá mềm mại, mượt mà và bóng bẩy.

 Mực khá bền bỉ. Tốt nhất nên bảo quản ở nơi không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

5/ Hiệu ứng bốc, đốt, cháy ( hay là Discharge)
Sử dụng loại mực 2 thành phần chuyên dụng trên vải jean và cotton.
Màu bốc khá tươi sáng.
Sau khi in xong thì sản phẩm mang sự mềm mịn, tạo cảm giác vô cùng thoải mái.
Tuy nhiên mùi bốc khá là sốc.
Sau khi in và sấy thì sẽ làm mất màu của vải đi
Yêu cầu xúc tác với nhiệt độ cao, vì thế mà ở nhiệt độ thường sẽ không xảy ra phản ứng, cũng như không với các chất liệu khác.

6/ Hiệu ứng giả bốc (IMD)
Nếu không phải in trên chất liệu vải cotton hay jean mà vẫn muốn làm hiệu ứng tương tự như discharge thì có thể áp dụng loại hiệu ứng giả bốc.
Cho người mặc cảm giác thoải mái.
Hiệu ứng này cũng tạo cho bền mặt khá mềm mịn.

7/ Hiệu ứng chồng màu (Separation Color Extender)
Giống với kỹ thuật in offset. Khi in, mực sẽ thấm vào vải; các màu sẽ hòa vào nhau.
Mực có mùi nhẹ, màu khá tươi và rất an toàn.
Với các chất vải sợi như: cotton, vải TC, polyester thì có thể chồng đến 4 màu.
Mực khá bền màu trong quá trình sử dụng.
Hình in trên vải rất đẹp, vô cùng rõ nét.
Quá trình in cần tiến hành 1 lần in là được.

Bài viết liên quan